Vui Buồn Hội Đồng Hương



                                                                 Nguyễn Diệu Anh Trinh
    
      Tôi đến với Hội Ái Hữu Đồng Hương QNĐN từ những ngày đầu mới thành lập. Thuở ấy chương trình định cư theo diện HO đang tiến triển, nhờ đó đưa được rất nhiều gia đình cựu tù nhân sang định cư tại Mỹ. Atlanta đất lành chim đậu, đồng hương Quảng Nam cư ngụ khá đông. Đi chợ gặp những khuôn mặt Á đông, thoang thoáng nghe: chi rứa, hỉ … thế nào cũng lân la bắt chuyện. Tha hương ngộ cố tri, có niềm vui nào bằng?

     Thật khâm phục các chú bác đã không ngại khó khăn, với chút keo đồng hương gắn bó, sau rất nhiều lần họp mặt bàn bạc về mọi chuyện chuẩn bị cho ngày ra mắt…để rồi cuối năm 1995, Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng được thành lập, thỏa lòng mong ước của các chú bác thế hệ cha anh. Đây cũng là Hội Ái Hữu Đồng Hương đầu tiên của người Việt tại tiểu bang Georgia này.

     Tôi nhớ hoài những lần họp mặt thường niên thuở ấy. Nhà chú Hội trưởng Nguyễn Ninh luôn là nơi tập trung để tập văn nghệ, nấu nướng. Thật ngưỡng mộ các thím, các cô, các bác gái…đang còn tuổi làm việc, tất cả đều mới đến Mỹ, chân ướt chân ráo phải lo đủ thứ về kinh tế để ổn định đời sống gia đình, vậy mà các bà cũng thật hăng say cho công việc chung của Hội Đồng Hương. Hội ngộ thường niên luôn vào dịp cuối năm nên tiết trời giá buốt, các bà đã không ngại gió đông lạnh lẻo, năm nào cũng chung tay, chung sức, chung lòng …để có nhiều món ăn cho ngày họp mặt. Dường như không ai nghĩ đến tốn kém, mệt mỏi. Đem được niềm vui đến cho chồng con, thân hữu là nụ cười luôn tỏa sáng trên môi các bà. Tôi và các em thuở đó góp mặt trong nhóm thanh niên, vui chơi văn nghệ là chính. Nhớ nhất là Tất niên năm 2000, bước qua thiên niên kỷ mới, thế kỷ 21; đó là một ngày khí hậu vô cùng giá buốt vì ảnh hưởng cơn bão tuyết từ phương Bắc tràn về. Đường sá đóng băng, cây cối gảy ngã nghiêng, điện cúp … vậy mà mọi khó khăn cũng được khắc phục với nhiệt tâm của chú Hội trưởng đương nhiệm, các em trong đoàn Thanh Niên Thân Ái QNĐN đã huy động máy phát điện đem đến hội trường Holiday Inn để hổ trợ cho chương trình văn nghệ, hội luận sôi nổi. Phẩn ẩm thực do các thím các cô phụ trách với đầy đủ các món ăn cho ngày Tết cổ truyền. Mưa gió, bảo tuyết không khiến đồng hương ngại bước từ những vùng xa xôi, tận miền bắc đến miền nam của tiểu bang. Tình đồng hương đã gắn bó mọi người, làm nên một buổi hội ngộ thành công tuyệt hảo trong một ngày giá rét bao tùm cả tiểu bang Georgia.

      Thời gian qua đi, các cô bác ngày càng cao tuổi, con trai gái lần lượt nên bề gia thất. Những dịp cưới dâu, gả con gái…thì đồng hương cũng dần dà trở thành thân thiết như bà con trong tộc. Các ông các bà lên chức ông bà nội ngoại…càng thêm bận rộn cho việc giúp con chăm nom các cháu. Bên cạnh đó tuổi đời đã cao, các chứng bịnh nặng nhẹ không chừa một ai. Các chú bác dần dà năm có năm không. Bên cạnh đó, thế hệ con cái lập gia đình thành danh, mua nhà ở những vùng xa hơn hoặc vì công việc làm ăn phải dọn đi tiểu bang khác, các chú bác một lần nữa phải chấp nhận hy sinh để theo giúp con cháu mình. Lai rai, mỗi năm lại vắng đôi người, thật buồn!

    Tre già măng mọc, những năm tiếp theo đó, tôi chính thức góp mặt vào BCH Hội QNĐN. Nhiệm kỳ 5 được xem là thời kỳ khá sôi nổi về nhiều mặt; Hội trưởng là một cựu sinh viên Đại Học Quảng Đà khóa đầu tiên, thế hệ đàn anh của tôi. Ngoài những sinh hoạt thường lệ như thăm viếng giúp đở đồng hương … Hội QNĐN ngày ấy đã có nhiều chương trình gây quỹ giúp đở nạn nhân trận bão Xangsane 2006 nơi quê nhà. Đồng hương chung sức đóng góp và chính đồng hương đích thân mang về trao tận tay đồng bào ruột thịt, không qua những đoàn thể hay nhà cầm quyền đương thời. Hai chữ “đồng hương” đậm thân tình được bà con Quảng Nam hải ngoại nói chung và Atlanta nói riêng đã thực hiện đúng nghĩa của nó.

    Cũng trong nhiệm kỳ này không thể nào quên những buổi họp thường kỳ, luôn luôn được khoản đãi các món ăn Xứ Quảng, luôn luôn ồn ào tiếng cải nhau vì không cải nhau không phải là dân Quảng Nam. Cải để rồi cười vui sảng khoái ngay sau đó khi mọi gút mắt được giải toả, tình nghĩa đồng hương thêm gắn bó. Cải nhau nhiều nhất chắc là khi bàn bạc về đặc san Sông Thu. Kể từ ngày thành lập đến nay trải qua bao sóng gió, bao nhiêu thế hệ làm chủ bút, chủ nhiệm. Từ các chú các bác có nhiều kinh nghiệm viết văn, làm thơ, làm báo, kinh nghiệm dạy học môn văn chương … cho đến thế hệ chúng tôi, những người trẻ chỉ có niềm đam mê và tấm lòng vì công việc chung của Hội. Tuy non nớt về kiến thức cũng như kinh nghiệm báo chí, chúng tôi cũng cố gắng học hỏi để duy trì truyền thông, phát hành mỗi năm một số. Mặc cho thời đại internet với biết bao trang báo mạng ra đời, văn chương lai láng, thênh thang… nhưng cảm giác khi cầm một cuốn sách đọc vẫn mãi mãi có sự thú vị đặc biệt, đáng được nuôi dưỡng và trân trọng.

    Một trong những thành tựu đáng kể là Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 6, hội trưởng thuộc thế hệ trẻ đến Mỹ khi còn nhỏ, đã cố gắng vận động để hoàn thành tâm niệm của các chú bác cao niên, đó là việc nghĩa trang Quảng Nam Đà Nẵng được hình thành tại thành phố Norcross GA; là nơi yên nghỉ của con dân Xứ Quảng Atlanta và vùng lân cận. Lúc sinh thời, có thể vì hoàn cảnh đất nước phải xa rời quê hương nhưng trước khi lìa đời tâm tưởng vẫn mong trở về cội nguồn, tộc họ. Nghĩa trang Quảng Nam Đà Nẵng có thể gọi là một vuông đất để thế hệ cha ông Xứ Quảng đầu tiên tại Atlanta có thể yên lòng gởi gắm thân xác, gần gủi nhau như người xưa có câu: Sống gởi, thác về.

       Đối với tôi, chặng đường khá dài sinh hoạt, đóng góp với Hội Đồng Hương Quảng Nam GA đã để lại trong lòng tôi buồn ít mà vui thì nhiều. Niềm vui lớn nhất là những bài học về đối nhân xử thế mà tôi đã học từ các chú bác. Lòng tôi luôn khâm phục chú Trần Lê, một con người mẫu mực, hiền hòa, nhẹ nhàng nhưng tấm lòng của chú đối với Hội đồng hương từ ngày đầu thành lập đến nay quả thật vô biên. Rất tiếc là cách đây vài năm, một cơn đột quỵ đã khiến chú gặp nhiều trở ngại khi di chuyển nhưng không năm nào chú vắng mặt trong các buổi hội ngộ tất niên. Càng ngưỡng mộ hơn là chú Trần Quy, một chàng rể Quảng Nam không ngại tuổi cao, không ngại bất kỳ một khó khăn nào; chú chính là người giữ mối dây liên lạc cho thế hệ đi trước và lớp người trẻ, nối kết tất cả đồng hương xa gần. Chú Quy tánh tình nóng nảy nhưng bộc trực, chịu khó… chú là tấm gương và nguồn động viên cho các thế hệ con cháu sau này. Ngoài ra, xin đa tạ bao nhiêu chú bác khác: Chú Đỗ Xuân Quang, một nghệ sĩ chuyên ca hò Quảng vào dịp tất niên, chú cũng là một trong những người góp mặt lúc Hội còn phôi thai; anh Nguyễn Bá Quyền một người anh đáng mến, bao nhiêu khó khăn, khúc mắc thời kỳ anh làm Hội trưởng cũng được tháo gở để hoàn thành công việc chung cho đồng hương. Các chú bác khác cũng đã không ngại sức khỏe và tuổi tác luôn có mặt trong các buổi họp để hướng dẫn, khuyến khích lớp con cháu. Ngoài ra còn nhiều nữa trong và ngoài tiểu bang đã luôn luôn ủng hộ lớp trẻ về tinh thần lẫn vật chất để ngày hôm nay Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng GA mới được duy trì, đứng vững, có được nhiều thành tựu đáng kể, với một Ban chấp hành ngày hôm nay trẻ tuổi, hăng say: Minh Viên, Chiêu Phú, Bá Phương, Cao Trung, Bùi Chức, Anh Tuấn, Túy…

    Niềm vui đó được lan tỏa khi biết thế hệ trẻ Quảng Nam gặt hái được rất nhiều thành công nơi mảnh đất quê hương thứ hai. Thế hệ đầu tiên dù được sinh ra trong nước nhưng lớn lên bởi nền văn hóa hải ngoại có gia đình đồng hương Nguyễn Mãng, bảy người con cùng dâu rể đều là bác sĩ, một thành tựu đáng cho chúng ta noi gương. Nối tiếp hàng hậu duệ là các cháu được sanh ra tại Mỹ cũng góp phần làm rạng danh tổ tiên Quảng Nam Đà Nẵng, như Jimmy Nguyễn, thủ khoa trường Morrow High School 2016, một trong ba học sinh xuất sắc nhất của Hiệp Hội Châu Á Thái Bình Dương và còn được học bổng toàn phần của tỷ phú Bill Gate; có Ngô Võ Thục Nhi không những học giõi, hát hay mà còn góp mặt rất nhiều cho các công tác từ thiện; có Việt Nguyễn nối gót binh nghiệp của cha, đứng vào hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ bảo vệ mảnh đất đã cưu mang chúng ta sau biến cố 1975. Và còn nhiều nửa …mà trong phạm vi bài viết không thể nào hoàn toàn đầy đủ.

      Hơn hai mươi năm gắn bó với những sinh hoạt của Hội Đồng Hương QNĐN- GA tôi đã thấm hiểu ý nghĩa của “Tình đồng hương”. Một thứ tình cảm chỉ có những con người ly hương mới cảm nhận được nếu một buổi chiều mùa đông lang thang trên con phố xa lạ, chung quanh là những người không cùng ngôn ngữ, không quen biết. Tình đồng hương chính là chất keo làm nên sự đùm bọc giữa người và người, là sự giúp đở, che chở lẫn nhau khi khó khăn, là sự sẻ chia khi trái gió trở trời hay cảm giác ấm áp khi nhận ra giọng nói thân quen nằng nặng nơi xa xứ? Dĩ nhiên có những người xa quê đã tìm thấy nhiều thành công và nhiều hạnh phúc, cũng có người vẫn mãi bước chông chênh trên đường đời, nên nỗi nhớ quê hương cồn cào vào sâu thẳm trái tim mình. Giữa bộn bề cơm áo gạo tiền, mưu sinh…vẫn còn đó những cảm xúc đặc biệt khôn nguôi về quê hương thân yêu của mình. Trái tim có thể thổn thức rung lên khi nghe một giọng nói thân quen vang lên nơi đất khách hay một ánh mắt lo lắng luôn ngóng về quê nhà khi đọc những dòng tin ngắn về thiên tai, lũ lụt nơi quê nhà, hay cảm giác vỡ òa sung sướng khi vô tình lâu ngày gặp lại một người đồng hương quê nhà giữa chốn thị thành xa lạ. Tự dưng sẽ cảm thấy yêu quê hương hơn. Vậy đó, có một điều thật giản dị nhưng thiêng liêng luôn gắn bó nhau giữa tâm hồn con người. Chính vì vậy, ngày gặp mặt đồng hương không chỉ là dịp cho những người Quảng Nam xa xứ gặp mặt, hàn huyên để thỏa nỗi niềm của những tháng ngày xa quê. Đây cũng là cơ hội để thế hệ con cháu tìm về cội nguồn văn hóa tổ tiên.

      Vô cùng biết ơn những tấm gương của các chú bác trong nhóm sáng lập ra Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng GA, dù lần lượt đã có vài vị đã ra đi nhưng tấm lòng vẫn lưu lại cho hậu thế. Cầu mong thâm tình của tất cả con dân Xứ Quảng mãi mãi nồng ấm như hương Quế Trà My, ngọt ngào như đường bát Túy Loan; đậm đà như nước mắm Nam Ô…Thế hệ con dân Quảng Nam dù sinh ra và lớn lên ở hải ngoại sẽ luôn đoàn kết, muôn lòng cùng hướng về quê mẹ như dòng Thu Bồn trải qua bao ghềnh thác rồi cũng xuôi về phía biển đông

                                                                 Nguyễn Diệu Anh Trinh
    
      Tôi đến với Hội Ái Hữu Đồng Hương QNĐN từ những ngày đầu mới thành lập. Thuở ấy chương trình định cư theo diện HO đang tiến triển, nhờ đó đưa được rất nhiều gia đình cựu tù nhân sang định cư tại Mỹ. Atlanta đất lành chim đậu, đồng hương Quảng Nam cư ngụ khá đông. Đi chợ gặp những khuôn mặt Á đông, thoang thoáng nghe: chi rứa, hỉ … thế nào cũng lân la bắt chuyện. Tha hương ngộ cố tri, có niềm vui nào bằng?

     Thật khâm phục các chú bác đã không ngại khó khăn, với chút keo đồng hương gắn bó, sau rất nhiều lần họp mặt bàn bạc về mọi chuyện chuẩn bị cho ngày ra mắt…để rồi cuối năm 1995, Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng được thành lập, thỏa lòng mong ước của các chú bác thế hệ cha anh. Đây cũng là Hội Ái Hữu Đồng Hương đầu tiên của người Việt tại tiểu bang Georgia này.

     Tôi nhớ hoài những lần họp mặt thường niên thuở ấy. Nhà chú Hội trưởng Nguyễn Ninh luôn là nơi tập trung để tập văn nghệ, nấu nướng. Thật ngưỡng mộ các thím, các cô, các bác gái…đang còn tuổi làm việc, tất cả đều mới đến Mỹ, chân ướt chân ráo phải lo đủ thứ về kinh tế để ổn định đời sống gia đình, vậy mà các bà cũng thật hăng say cho công việc chung của Hội Đồng Hương. Hội ngộ thường niên luôn vào dịp cuối năm nên tiết trời giá buốt, các bà đã không ngại gió đông lạnh lẻo, năm nào cũng chung tay, chung sức, chung lòng …để có nhiều món ăn cho ngày họp mặt. Dường như không ai nghĩ đến tốn kém, mệt mỏi. Đem được niềm vui đến cho chồng con, thân hữu là nụ cười luôn tỏa sáng trên môi các bà. Tôi và các em thuở đó góp mặt trong nhóm thanh niên, vui chơi văn nghệ là chính. Nhớ nhất là Tất niên năm 2000, bước qua thiên niên kỷ mới, thế kỷ 21; đó là một ngày khí hậu vô cùng giá buốt vì ảnh hưởng cơn bão tuyết từ phương Bắc tràn về. Đường sá đóng băng, cây cối gảy ngã nghiêng, điện cúp … vậy mà mọi khó khăn cũng được khắc phục với nhiệt tâm của chú Hội trưởng đương nhiệm, các em trong đoàn Thanh Niên Thân Ái QNĐN đã huy động máy phát điện đem đến hội trường Holiday Inn để hổ trợ cho chương trình văn nghệ, hội luận sôi nổi. Phẩn ẩm thực do các thím các cô phụ trách với đầy đủ các món ăn cho ngày Tết cổ truyền. Mưa gió, bảo tuyết không khiến đồng hương ngại bước từ những vùng xa xôi, tận miền bắc đến miền nam của tiểu bang. Tình đồng hương đã gắn bó mọi người, làm nên một buổi hội ngộ thành công tuyệt hảo trong một ngày giá rét bao tùm cả tiểu bang Georgia.

      Thời gian qua đi, các cô bác ngày càng cao tuổi, con trai gái lần lượt nên bề gia thất. Những dịp cưới dâu, gả con gái…thì đồng hương cũng dần dà trở thành thân thiết như bà con trong tộc. Các ông các bà lên chức ông bà nội ngoại…càng thêm bận rộn cho việc giúp con chăm nom các cháu. Bên cạnh đó tuổi đời đã cao, các chứng bịnh nặng nhẹ không chừa một ai. Các chú bác dần dà năm có năm không. Bên cạnh đó, thế hệ con cái lập gia đình thành danh, mua nhà ở những vùng xa hơn hoặc vì công việc làm ăn phải dọn đi tiểu bang khác, các chú bác một lần nữa phải chấp nhận hy sinh để theo giúp con cháu mình. Lai rai, mỗi năm lại vắng đôi người, thật buồn!

    Tre già măng mọc, những năm tiếp theo đó, tôi chính thức góp mặt vào BCH Hội QNĐN. Nhiệm kỳ 5 được xem là thời kỳ khá sôi nổi về nhiều mặt; Hội trưởng là một cựu sinh viên Đại Học Quảng Đà khóa đầu tiên, thế hệ đàn anh của tôi. Ngoài những sinh hoạt thường lệ như thăm viếng giúp đở đồng hương … Hội QNĐN ngày ấy đã có nhiều chương trình gây quỹ giúp đở nạn nhân trận bão Xangsane 2006 nơi quê nhà. Đồng hương chung sức đóng góp và chính đồng hương đích thân mang về trao tận tay đồng bào ruột thịt, không qua những đoàn thể hay nhà cầm quyền đương thời. Hai chữ “đồng hương” đậm thân tình được bà con Quảng Nam hải ngoại nói chung và Atlanta nói riêng đã thực hiện đúng nghĩa của nó.

    Cũng trong nhiệm kỳ này không thể nào quên những buổi họp thường kỳ, luôn luôn được khoản đãi các món ăn Xứ Quảng, luôn luôn ồn ào tiếng cải nhau vì không cải nhau không phải là dân Quảng Nam. Cải để rồi cười vui sảng khoái ngay sau đó khi mọi gút mắt được giải toả, tình nghĩa đồng hương thêm gắn bó. Cải nhau nhiều nhất chắc là khi bàn bạc về đặc san Sông Thu. Kể từ ngày thành lập đến nay trải qua bao sóng gió, bao nhiêu thế hệ làm chủ bút, chủ nhiệm. Từ các chú các bác có nhiều kinh nghiệm viết văn, làm thơ, làm báo, kinh nghiệm dạy học môn văn chương … cho đến thế hệ chúng tôi, những người trẻ chỉ có niềm đam mê và tấm lòng vì công việc chung của Hội. Tuy non nớt về kiến thức cũng như kinh nghiệm báo chí, chúng tôi cũng cố gắng học hỏi để duy trì truyền thông, phát hành mỗi năm một số. Mặc cho thời đại internet với biết bao trang báo mạng ra đời, văn chương lai láng, thênh thang… nhưng cảm giác khi cầm một cuốn sách đọc vẫn mãi mãi có sự thú vị đặc biệt, đáng được nuôi dưỡng và trân trọng.

    Một trong những thành tựu đáng kể là Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 6, hội trưởng thuộc thế hệ trẻ đến Mỹ khi còn nhỏ, đã cố gắng vận động để hoàn thành tâm niệm của các chú bác cao niên, đó là việc nghĩa trang Quảng Nam Đà Nẵng được hình thành tại thành phố Norcross GA; là nơi yên nghỉ của con dân Xứ Quảng Atlanta và vùng lân cận. Lúc sinh thời, có thể vì hoàn cảnh đất nước phải xa rời quê hương nhưng trước khi lìa đời tâm tưởng vẫn mong trở về cội nguồn, tộc họ. Nghĩa trang Quảng Nam Đà Nẵng có thể gọi là một vuông đất để thế hệ cha ông Xứ Quảng đầu tiên tại Atlanta có thể yên lòng gởi gắm thân xác, gần gủi nhau như người xưa có câu: Sống gởi, thác về.

       Đối với tôi, chặng đường khá dài sinh hoạt, đóng góp với Hội Đồng Hương Quảng Nam GA đã để lại trong lòng tôi buồn ít mà vui thì nhiều. Niềm vui lớn nhất là những bài học về đối nhân xử thế mà tôi đã học từ các chú bác. Lòng tôi luôn khâm phục chú Trần Lê, một con người mẫu mực, hiền hòa, nhẹ nhàng nhưng tấm lòng của chú đối với Hội đồng hương từ ngày đầu thành lập đến nay quả thật vô biên. Rất tiếc là cách đây vài năm, một cơn đột quỵ đã khiến chú gặp nhiều trở ngại khi di chuyển nhưng không năm nào chú vắng mặt trong các buổi hội ngộ tất niên. Càng ngưỡng mộ hơn là chú Trần Quy, một chàng rể Quảng Nam không ngại tuổi cao, không ngại bất kỳ một khó khăn nào; chú chính là người giữ mối dây liên lạc cho thế hệ đi trước và lớp người trẻ, nối kết tất cả đồng hương xa gần. Chú Quy tánh tình nóng nảy nhưng bộc trực, chịu khó… chú là tấm gương và nguồn động viên cho các thế hệ con cháu sau này. Ngoài ra, xin đa tạ bao nhiêu chú bác khác: Chú Đỗ Xuân Quang, một nghệ sĩ chuyên ca hò Quảng vào dịp tất niên, chú cũng là một trong những người góp mặt lúc Hội còn phôi thai; anh Nguyễn Bá Quyền một người anh đáng mến, bao nhiêu khó khăn, khúc mắc thời kỳ anh làm Hội trưởng cũng được tháo gở để hoàn thành công việc chung cho đồng hương. Các chú bác khác cũng đã không ngại sức khỏe và tuổi tác luôn có mặt trong các buổi họp để hướng dẫn, khuyến khích lớp con cháu. Ngoài ra còn nhiều nữa trong và ngoài tiểu bang đã luôn luôn ủng hộ lớp trẻ về tinh thần lẫn vật chất để ngày hôm nay Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng GA mới được duy trì, đứng vững, có được nhiều thành tựu đáng kể, với một Ban chấp hành ngày hôm nay trẻ tuổi, hăng say: Minh Viên, Chiêu Phú, Bá Phương, Cao Trung, Bùi Chức, Anh Tuấn, Túy…

    Niềm vui đó được lan tỏa khi biết thế hệ trẻ Quảng Nam gặt hái được rất nhiều thành công nơi mảnh đất quê hương thứ hai. Thế hệ đầu tiên dù được sinh ra trong nước nhưng lớn lên bởi nền văn hóa hải ngoại có gia đình đồng hương Nguyễn Mãng, bảy người con cùng dâu rể đều là bác sĩ, một thành tựu đáng cho chúng ta noi gương. Nối tiếp hàng hậu duệ là các cháu được sanh ra tại Mỹ cũng góp phần làm rạng danh tổ tiên Quảng Nam Đà Nẵng, như Jimmy Nguyễn, thủ khoa trường Morrow High School 2016, một trong ba học sinh xuất sắc nhất của Hiệp Hội Châu Á Thái Bình Dương và còn được học bổng toàn phần của tỷ phú Bill Gate; có Ngô Võ Thục Nhi không những học giõi, hát hay mà còn góp mặt rất nhiều cho các công tác từ thiện; có Việt Nguyễn nối gót binh nghiệp của cha, đứng vào hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ bảo vệ mảnh đất đã cưu mang chúng ta sau biến cố 1975. Và còn nhiều nửa …mà trong phạm vi bài viết không thể nào hoàn toàn đầy đủ.

      Hơn hai mươi năm gắn bó với những sinh hoạt của Hội Đồng Hương QNĐN- GA tôi đã thấm hiểu ý nghĩa của “Tình đồng hương”. Một thứ tình cảm chỉ có những con người ly hương mới cảm nhận được nếu một buổi chiều mùa đông lang thang trên con phố xa lạ, chung quanh là những người không cùng ngôn ngữ, không quen biết. Tình đồng hương chính là chất keo làm nên sự đùm bọc giữa người và người, là sự giúp đở, che chở lẫn nhau khi khó khăn, là sự sẻ chia khi trái gió trở trời hay cảm giác ấm áp khi nhận ra giọng nói thân quen nằng nặng nơi xa xứ? Dĩ nhiên có những người xa quê đã tìm thấy nhiều thành công và nhiều hạnh phúc, cũng có người vẫn mãi bước chông chênh trên đường đời, nên nỗi nhớ quê hương cồn cào vào sâu thẳm trái tim mình. Giữa bộn bề cơm áo gạo tiền, mưu sinh…vẫn còn đó những cảm xúc đặc biệt khôn nguôi về quê hương thân yêu của mình. Trái tim có thể thổn thức rung lên khi nghe một giọng nói thân quen vang lên nơi đất khách hay một ánh mắt lo lắng luôn ngóng về quê nhà khi đọc những dòng tin ngắn về thiên tai, lũ lụt nơi quê nhà, hay cảm giác vỡ òa sung sướng khi vô tình lâu ngày gặp lại một người đồng hương quê nhà giữa chốn thị thành xa lạ. Tự dưng sẽ cảm thấy yêu quê hương hơn. Vậy đó, có một điều thật giản dị nhưng thiêng liêng luôn gắn bó nhau giữa tâm hồn con người. Chính vì vậy, ngày gặp mặt đồng hương không chỉ là dịp cho những người Quảng Nam xa xứ gặp mặt, hàn huyên để thỏa nỗi niềm của những tháng ngày xa quê. Đây cũng là cơ hội để thế hệ con cháu tìm về cội nguồn văn hóa tổ tiên.

      Vô cùng biết ơn những tấm gương của các chú bác trong nhóm sáng lập ra Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng GA, dù lần lượt đã có vài vị đã ra đi nhưng tấm lòng vẫn lưu lại cho hậu thế. Cầu mong thâm tình của tất cả con dân Xứ Quảng mãi mãi nồng ấm như hương Quế Trà My, ngọt ngào như đường bát Túy Loan; đậm đà như nước mắm Nam Ô…Thế hệ con dân Quảng Nam dù sinh ra và lớn lên ở hải ngoại sẽ luôn đoàn kết, muôn lòng cùng hướng về quê mẹ như dòng Thu Bồn trải qua bao ghềnh thác rồi cũng xuôi về phía biển đông

Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này